|
Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010
Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010
Vẻ đẹp kỳ bí của Indonesia
Những ngôi đền thờ đầy bí ẩn, những quần đảo xanh ngát cùng với hệ sinh thái phong phú, đa dạng... Indonesia như một tuyệt tác chứa đựng đầy bí ẩn.
![]() |
Borobudur, “đền thờ Phật trên ngọn núi” được xây dựng dưới vương triều Sailendra vào khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ IX. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Người Indonesia tin rằng hai ngọn núi lửa Semeru và Bromo là hai cánh cửa dẫn vào thế giới bí ẩn. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Hang voi (Goa Gajah) trên đảo Bali với những bức tường được chạm trổ vô cùng phức tạp. Hình ảnh của lá, sóng nước, các loài động vật và ma quỷ đều được khắc họa đầy tinh tế, sống động. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Là một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, Istiqlal Mosque có thể chứa hơn 70.000 tin đồ trong cùng một thời điểm. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Hình ảnh của những cánh đồng lúa trên sườn đồi. Người nông dân Indonesia có thể thu hoạch 3 vụ lúa trong năm nhờ đất đai màu mỡ. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Đây là loài đười ươi chỉ có tại Indonesia và Malaysia. Chúng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị mất môi trường sống vì nạn phá rừng. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Quần đảo Raja Ampat là hệ sinh thái đa dạng bậc nhất thế giới. Nơi đây có khoảng 600 loài san hô, rất nhiều loài động thực vật. Ngoài ra, Raja Ampat còn là nhà của các loài sinh vật động đáo như cá mập đi bằng vây hay loài tôm có hình dáng giống như con bọ ngựa đang cầu nguyện. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Vườn quốc gia Komodo chính là khu bảo tồn cuối cùng cho loài động vật đặc biệt chỉ có ở Indonesia: rồng Komodo. Đây được mệnh danh là loài thằn lằn khổng lồ với kích thước lớn nhất so với các loài thằn lằn khác. Chiều dài cơ thể nó có thể lên đến 3m. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Một thợ lặn đang khám phá dải sản hô ở đảo Manado Tua. Ảnh: National Geographic |
![]() |
Đền Pura Ulun Danu hay còn gọi là đền nước được xây dựng từ thế kỷ 17 thờ thần Dewi Danu. Ảnh: National Geographic |
Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010
“Nấm đá” trong kiến trúc Phou Asa (Lào)
Trên một đỉnh đồi cao ở làng Kiet Ngong thuộc huyện Phatoumphone tỉnh Champasak, Lào, kiến trúc Phou Asa trở thành một trong những điểm nhấn độc đáo về văn hoá ở vùng Nam Lào bởi lối xây thành trông giống như những cây nấm bằng đá khổng lồ vươn mình lên trời cao.
Từ Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về văn hoá, tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào, mất khoảng một giờ rong ruổi trên tỉnh lộ 13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian, nơi có làng săn voi nổi tiếng nhất ở Lào là Kiet Ngong. Cũng là nơi kiến trúc cổ Phou Asa toạ lạc trong rừng già, trên đỉnh một ngọn núi đá cao giữa rừng.
Từ Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, nơi hội tụ những vẻ đẹp đặc sắc nhất về văn hoá, tự nhiên của bốn tỉnh Nam Lào, mất khoảng một giờ rong ruổi trên tỉnh lộ 13 là đến vạt rừng phòng hộ quốc gia Xe Pian, nơi có làng săn voi nổi tiếng nhất ở Lào là Kiet Ngong. Cũng là nơi kiến trúc cổ Phou Asa toạ lạc trong rừng già, trên đỉnh một ngọn núi đá cao giữa rừng.
![]() |
Ngôi đền cổ giờ chỉ còn lại bức tường đá cùng những cửa sổ thông gió |
Từ làng Kiet Ngong, với khoảng một giờ đi bộ men theo đường mòn trong rừng, sẽ đến một ngọn núi đá cao nổi bật lên giữa bốn bề rừng xanh. Và ở điểm cao nhất của ngọn núi là những trụ đá lớn, tròn vành vạnh, với kích cỡ từ hai đến ba người ôm, được xếp lại từ vô vàn những phiến đá nhỏ có chiều cao 2 – 3m. Trên đỉnh của những trụ đá tròn ấy là một phiến đá sa thạch lớn hơn vòng tròn của trụ đá, được xếp đè lên trên, nhìn xa xa, từng trụ đá thẳng hàng, với chóp đỉnh bè bè trông như những cây nấm mọc lên từ núi đá.
Kiến trúc Phou Asa gắn liền với yếu tố lịch sử đậm nét của những người nông dân vùng Champasak.
Ngày xưa, ở làng Kiet Ngong có một nhà sư tên là Sa, được cử sang Siam (Thái Lan bây giờ) để học những kiến thức tân tiến. Sau nhiều năm, nhà sư trở về làng và mang theo một chiếc gương ma thuật. Ông tụ tập dân làng lại và biểu diễn cho người làng xem sự kỳ diệu của chiếc gương. Nhà sư Sa bỏ một ít lá khô, để ánh nắng trời phản chiếu qua gương khiến những lá khô bốc cháy khiến dân làng vô cùng kinh ngạc và thán phục, và tin rằng nhà sư này là một vị Phật sống, ông được mọi người kính trọng và cung tiến nhiều phẩm vật như hoa, trầm hương, đèn cầy…
![]() |
Những trụ đá liền kề tạo nên bức thành độc đáo trong kiến trúc Phou Asa. |
Vào thời điểm ấy, dân làng thường phải chịu sức ép nặng nề về thuế khoá và bị bóc lột sức lao động từ những chúa đất tàn bạo. Nhà sư Sa quyết định tập hợp dân làng để chống lại những thế lực gian ác đó. Và vào năm 1815, nhà sư Sa quyết định chuẩn bị cho cuộc chiến, ông tập hợp dân làng lên một ngôi đền nhỏ linh thiêng trên đỉnh núi đá, được người dân gọi là Phou Ai Sa nghĩa là “núi ông Sa” – nói gọn là Phou Asa – dạy người dân học đấu kiếm, cưỡi voi, cưỡi ngựa, và những thế võ cận chiến.
Sau thời gian dài bí mật luyện võ nghệ, vị sư Sa quyết định lãnh đạo người dân làm cuộc khởi nghĩa, đánh bại các lãnh chúa vùng Champasak và giành chiến thắng vẻ vang, giải phóng áp bức cho người dân nghèo cả vùng rộng lớn Champasak. Đó là câu chuyện lịch sử liên quan đến khu đền cổ trên đỉnh núi ông Sa.
Riêng về góc độ kiến trúc, Phou Asa là một khu đền hoàn chỉnh, được dựng trên nền đá bằng phẳng của đỉnh núi, với những hàng trụ cột khổng lồ được kiến thiết vòng quanh tạo thành tường rào bảo vệ, bên trong thành có một tháp Phật, cạnh đó – ở trung tâm của thành – là ngôi đền lớn được bao quanh bởi những cây hoa Chămpa cổ thụ.
Khác hẳn với lối kiến trúc xây dựng Angkor là sử dụng những phiến sa thạch lớn, với những mảng điêu khắc chi tiết đi kèm. Ở Phou Asa, cũng với chất liệu duy nhất là đá, nhưng đá dùng xây dựng Phou Asa có kích cỡ nhỏ, mỗi viên mỏng bằng hai bàn tay chắp lại, mang nhiều độ dài ngắn khác nhau. Điểm đặc biệt là kiến trúc Phou Asa không sử dụng chất kết dính mà chỉ là những viên đá được xếp chồng chéo lên nhau theo những hình thù nhất định.
![]() |
Tồn tại qua hàng thế kỷ, những trụ đá phủ đầy rêu mốc với thời gian |
Chân tường thành xếp vuông vức, vững chãi làm nền cho những trụ thành hình tròn được xếp lên trên. Khu đền cũng được xếp bằng những phiến đá với tường đền dày đến hơn 0,5m. Dù ngày nay khu đền đã bị sụp đổ khá nhiều, nhưng vẫn nhận ra nét kiến trúc độc đáo của đền, với cửa thông gió, và phân chia thành những gian phòng riêng biệt dùng làm nơi thờ tự của những tín đồ Phật giáo quanh vùng.
Tồn tại sau hàng trăm năm, di tích kiến trúc độc đáo ở Phou Asa dù bị hư hại khá nhiều, có những trụ cột bị biến dạng cong vẹo, sụp đổ theo thời gian, nhưng tổng thể khu kiến trúc vẫn còn khá hoàn chỉnh để hậu thế hôm nay có một cái nhìn bao quát về một khu thành trì vừa là nơi thờ cúng của những người sùng đạo vừa là nơi khởi nguồn cuộc đấu tranh của nông dân chiến thắng những thế lực tàn bạo.
Phou Asa được Lào công nhận là di sản quốc gia từ ngày 13.10.1993. Lối xây dựng kỳ lạ trong kiến trúc Phou Asa cho đến ngày nay vẫn là câu hỏi lớn với các nhà khảo cổ. Riêng với những người yêu thích sự khám phá, Phou Asa là điểm đến lý tưởng, bởi ngoài những di chỉ mang đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử là những trụ đá của thành cổ ngày xưa, còn là những chuyến băng rừng Xe Pian thú vị, hay tìm hiểu đời sống của những chàng trai của làng Kiet Ngong với nghề săn voi rừng truyền thống có từ ba thế kỷ qua. Rong ruổi đường rừng cùng những chú voi đã được thuần hoá cũng góp phần cho chuyến đi đến Phou Asa thêm phần hấp dẫn và đáng nhớ với lữ khách phương xa.
![]() | ![]() |
Kiến trúc “nấm đá” ở Phou Asa là điểm nhấn độc đáo của toàn khu đền | Qua thời gian, nhiều cây “nấm đá” đã sụp đổ |
Vẻ đẹp vườn Nhật Bản
Vườn Nhật là kiểu vườn cảnh truyền thống của đất nước mặt trời mọc. Nó mang đặc trưng nổi bật đó là một tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay sắp xếp của con người.
Đó là một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi hoặc những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ…, xung quanh là một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Ở trong vườn, cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ không còn là vườn Nhật.
Đó là một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi hoặc những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ…, xung quanh là một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Ở trong vườn, cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, thiếu một thứ có lẽ sẽ không còn là vườn Nhật.
![]() |
Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người |
Ở vườn Nhật cũng có những yếu tố mang đậm nét tiêu biểu, đó là trà thất, thạch đăng lung, thủy bồn, cá cảnh... Đặc biệt ở vườn Nhật yếu tố thời gian luôn là vấn đề tiên quyết, thời gian ở đây như được ngưng đọng và rêu phong phủ kín những lối về.
Vườn Nhật mang đậm ảnh hưởng của Thiền. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông. Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto).
![]() |
Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto). |
Các loại vườn Nhật Bản
Vườn đá ( Karesansui), kiểu vườn Nhật Bản mà người ta dùng đá, sỏi, cát sắp xếp lại tạo thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên, thường được người phương Tây thường gọi kiểu vườn này là vườn Thiền. Ngoài ra còn các loại vườn: Cha Niwa or Roji: Sân vườn trà đạo, Tsubo Niwa: Sân vườn nhà, Tsukiyama: Sân vườn dành cho đi dạo (Đây là loại sân vườn lớn), Kaiyu-Shikien: Sân vườn cũng dành cho đi dạo, loại sân vườn này ngày nay hầu hết đều là công viên.
Hiện có ba vườn Nhật nổi tiếng nhất Nhật Bản, đó là Vườn Kenroku ở thành phố Kanazawa (Ishikawa), Vườn Koraku ở thành phố Okayama và Vườn Kairaku ở thành phố Mito. Ở Nhật Bản, ba vườn này nổi tiếng vì độ lớn của chúng. Đối với người nước ngoài, những vườn Nhật nổi tiếng là những vườn ở các ngôi chùa và cung điện cổ của Nhật như vườn chùa Jisho, cung điện Nijo, chùa Rokuon, chùa Ryoan. ..
Nguyên tắc thiết kế
![]() |
![]() |
Thiết kế vườn Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và quang cảnh vay mượn.
Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi.
Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ.
Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho vườn. Thiết kế vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.
![]() |
![]() |
Dưới đây là những mẫu vườn Nhật nổi tiếng tại đất nước mặt trời mọc và các nước khác nhau trên thế giới:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)